1. Gia Công Chi Tiết Máy.
Ở Việt Nam hiện nay, gia công chi tiết máy được các công nghệ máy móc hỗ trợ rất nhiều trong việc gia công như các loại máy Plasma, máy CNC..tạo ra những sản phẩm có độ chính xác cao về kích thước và hình dạng theo yêu cầu. Trong đó có máy CNC ( Computer Numerical Control ) chỉ việc điều khiển bằng máy tính, sử dụng máy tính để điều khiển gia công kim khí.
2. Đặc Tính Của Gia Công Chi Tiết Máy.
Các chi tiết máy là các bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng để cấu tạo nên một hệ thống máy móc hiện đại hoàn chỉnh. Việc gia công chi tiết máy cũng được phát triển theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Bởi vậy, để đạt được những cải tiến chuyên nghiệp trong phương thức gia công, cần phải nâng cấp quy trình công nghệ gia công chi tiết máy
Gia công chi tiết máy được hiểu là quá trình cắt hình dạng của các chi tiết máy từ phôi thô thành sản phẩm hoàn chỉnh với kết cấu và kích thươc chính xác. Trong quá trình gia công chi tiết máy, việc gia công bề mặt chi tiết máy là quan trọng nhất bởi đòi hỏi độ tỉ mỉ và chất lượng của thành phẩm phải mịn, chính xác, và bền vững. Ngoài ra chất lượng bề mặt còn được đánh giá theo tiêu chí hình học của bề mặt, chẳng hạn như độ nhắm, dung sai, độ sóng, còn có tiêu chí về tính chát cơ lý của bề mặt như độ cứng, ứng suất dự dư và cấu trúc lớp bề mặt.
Cùng một loại nguyên liệu nhưng với quy trình, chế độ khác nhau sẽ tạo ra thành phẩm có chất lượng bề mặt khác nhau và tính chất sử dụng cũng khác nhau.
3. QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT MÁY.
Trong quá trình thực hiện gia công chế tạo ra một sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…) đòi hỏi cần phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Từ các phôi vật liệu như phôi đúc, phôi rèn…được đưa vào gia công trên máy móc, nhiệt lượng hay gia công nguội… để tạo nên chi tiết máy với hình dáng kích thước, chất lượng theo yêu cầu.
Các bước tiến hành gia công.
1). Bản vẽ thiết kế sản phẩm: Xem và nghiên cứu bản vẽ chi tiết, tìm hiểu muc đích sử dụng và phân loại chi tiết, các yêu cầu kỹ thuật và đặc tính công nghệ của chi tiết máy.
2). Dạng sản xuất cần thực hiện: Dạng sản xuất chiếc, sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng khối.
3). Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi: Lựa chon phôi có kích thước và phương pháp chế tạo tao phôi phù hợp.
4). Cần xác định thứ tự các bước, nguyên công…, chọn sơ đồ gá đặt đặt ở từng nguyên công và đưa ra các phương pháp để tiến hành gia công.
5). Lựa chọn dụng cụ, thiết bị và gá lắp phù hợp vì nó quyết định chật lượng của sản phẩm.
6). Xác định các phương pháp gia công cho từng công đoạn, các bước trong quy trình.
7). Lụa chọn đồ thích hợp cho các công đoạn cần thiết.
8). Phân công từng công đoạn thực hiện cho các thợ hay kỹ thuật.
9). Tiến hành gia công trên máy móc như CNC, Plasma…
10). Kiểm tra chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
4. Ứng Dụng Của Phương Pháp Gia Công Chi Tiết Máy
Việc gia công bằng máy móc đã giúp cho quá trình gia công chi tiết máy trở nên hết sức dễ dàng và cho năng suất cao hơn. Khi chỉ cần bản vẽ kỹ thuật là hoàn toàn có thể cài đặt máy móc hoàn thiện chi tiết máy với độ chính xác cực cao , giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức so với gia công truyền thống.
Trước đây việc gia công cơ khí yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao, tuy nhiên độ chính xác không thể giống nhau tuyệt đối vì làm bằng tay sẽ có sai sót . Hiện giờ công nghệ sử dụng máy móc không yêu cầu người thợ có kỹ năng cắt gọt cao như trước nhưng lại đòi hỏi một mức độ cao hơn về kiến thức . Phải nắm vững kiến thức về cơ khí, cách vận hành máy móc, công cụ cắt gọt, đòi hỏi lượng kiến thức rất lớn.
Bởi vậy gia công cơ khí vẫn được đánh giá là kỹ thuật cao, một bước quan trọng trong quá trình sản xuất đòi hỏi cần phải tìm một nhà sản xuất uy tín có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công. Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại VAC Group là một trong những doanh nghiệp có kỹ năng gia công chi tiết máy với chất lượng cao, giá thành hợp lý
Hotline: 0946.882.599